52 lỗi người mới học tiếng Nhật thường mắc phải
Sai lầm nào người mới học tiếng Nhật thường mắc phải? Có cả TẤN. Vậy bạn có nên lo lắng và bỏ cuộc? KHÔNG! Bởi vì phạm sai lầm là một phần CẦN THIẾT của việc học. Chỉ sau khi bạn mắc lỗi và được sửa chữa là khi bạn trở nên tốt hơn!
Vì vậy, đây là một danh sách dài của 52 bài học sai lầm khi mới học tiếng Nhật, những 52 cơ đấy, thế mà vẫn chưa đủ. Với danh sách này, mong bạn sẽ giỏi tiếng Nhật hơn. Hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích!
Làm thế nào để rút kinh nghiệm từ những sai lầm:
-
In nó ra dưới dạng tài liệu (tôi thích in ra hơn là giữ trên máy tính)
-
Xem lại càng nhiều càng tốt cho đến khi thuộc
-
Chia sẻ nó với những người mới học
-
…đừng ngại tiếp tục mắc những sai lầm mới!
-
Lặp lại quá trình trên cho những sai lầm mới.
1. SAI LẦM SỬ DỤNG TRỢ TỪ WA & GA
-
は・が
Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất mà người mới học tiếng Nhật thường mắc phải.
Thật sự rất khó để đề xuất một giải pháp cho việc này vì ngay cả người Nhật cũng có những lúc họ nghi ngờ nên sử dụng trợ từ nào trong hai trợ từ trên. Bạn thực sự cần phải làm quen với nó một thời gian. Nhưng, hãy thử nào:
Giải pháp : Nói một cách đơn giản:
-
は xác định chủ đề của câu
-
が xác định chủ ngữ của câu
2. SAI LẦM SỬ DỤNG TRỢ TỪ NI & DE
-
に・で
Đây là một sai lầm phổ biến khác. Cả hai trợ từ này đều được kết nối với các hành động, nhưng để làm cho nó đơn giản hơn một chút, có thể nói thế này:
Giải pháp:
-
に xác định và cho biết “sự tồn tại”, nơi chốn của sự vật.
-
で thì chỉ định vị trí hay nơi chốn và hành động đó diễn ra.
3. TÍNH TỪ い Ở THÌ QUÁ KHỨ
Một lỗi phổ biến khác liên quan đến tính từ i trong tiếng Nhật cũng thường mắc phải thậm chí ngay cả khi bạn không phải là người mới bắt đầu. Hãy lấy ví dụ từ 寒さむい (lạnh). Bạn sẽ thỉnh thoảng thấy nhiều người học sử dụng「寒いでした。」. Và điều đó sai.
Giải pháp:
-
Cách nói đúng và lịch sự là bạn phải nói「寒かったです。」.
Điều quan trọng là bạn phải chú ý đến loại tính từ mà bạn đang sử dụng là tính từ な hay tính từ い.
4. NÓI “BẠN” TRONG TIẾNG NHẬT
-
あなた・君
Không giống như tiếng Anh, cũng không giống như tiếng Việt, người ta không thực sự sử dụng từ “bạn” khi nói chuyện với người Nhật.
Giải pháp:
Thay vào đó, chúng ta nene sử dụng tên của một người nào đó thay vì nói “bạn”. Chẳng hạn, 「今日きょう太郎に会あえて良よかった。」 là một ví dụ. Còn không, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng “あなた” cho đến khi bạn thực sự hiểu rõ hơn về tiếng Nhật.
5. NÓI “TÔI” TRONG TIẾNG NHẬT
-
俺 – Ore (giống đực)
-
僕 – Boku (giống đực)
-
私 – Watashi (đực/cái)
-
あたし – Atashi (giống cái)
Có một số lượng lớn đại từ nhân xưng trong tiếng Nhật và cách sử dụng cũng phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, bối cảnh và tất nhiên mối quan hệ của bạn và vị trí của người bạn đang nói chuyện.
Chỉ cần cẩn thận để sử dụng đại từ sao cho phù hợp, nếu không bạn có thể bị người khác khó chịu.
Giải pháp:
Nói watashi. Nó an toàn và lịch sự. Sau đó, khi bạn hiểu được các sắc thái đầy đủ, có thể sử dụng chúng theo ý muốn.
6. TSU NHỎ
-
っ・ッ
Đây cũng là một trong những sai lầm phổ biến người Nhật mắc phải.
Được rồi, điều nhỏ bé này thay đổi cách phát âm từ của bạn và cùng với nó rất có thể là sẽ thay đổi nghĩa. Về cơ bản nó được sử dụng để tăng gấp đôi âm thanh của phụ âm, một số sách giáo khoa gọi là “xúc âm”. Nếu bạn chú ý đến cách phát âm của mình, tôi nghĩ đây không phải là một vấn đề lớn.
7. TRƯỜNG ÂM
Một lỗi phát âm khác khá giống với lỗi trên. Đôi khi nghĩa của từ sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ dài của nguyên âm, ví dụ:
-
おばさん (dì)
-
おばあさん (bà)
8. IRU & ARU TRONG TIẾNG NHẬT
-
いる・ある
Lẫn lộn chúng là một lỗi rất phổ biến của người Nhật.
Đây là những từ tương ứng chỉ sự tồn tại của sinh vật và sự vật. Người ta thường thấy người học sử dụng ある khi nói về động vật, nhưng bạn nên ghi nhớ rằng với động vật và chim, và mọi thứ khác có thể thở được thì bạn nên sử dụng いる.
Giải pháp:
-
Sinh vật sống: Sử dụng いる
-
Đối tượng vô tri: Sử dụng ある
9. KATAKANA – カタカナ
Vì một số lý do, nhiều người học cảm thấy khó nhớ katakana hơn so với hiragana và kanji.
Và một vấn đề khác là lắm lúc dường như chúng ta không bao giờ hiểu những từ katakana có nghĩa là gì vì chúng thường không khớp với cách phát âm tiếng Anh lắm. Và ngược lại, đôi khi chúng ta cũng phát âm sai các từ tiếng Anh sau một thời gian cố gắng thay đổi chúng thành katakana.
Điều này trở thành một trong những sai lầm học tiếng Nhật có thể hiểu và thông cảm được
10. SỬ DỤNG と QUÁ NHIỀU
と cũng giống với tiếng Anh và tiếng Việt, có nghĩa là “với, và”. Tuy nhiên nó không được sử dụng trong mọi tình huống. Ví dụ: khi bạn đang kết nối các tính từ bạn không cần sử dụng と.
Giải pháp:
Thay vào đó bạn sẽ có thế này: 「可愛かわくて、美うつしくて、素敵すてきだった」. Nói cách khác, là thay đổi hình thức của những tính từ.
11. XIN LỖI BẰNG TIẾNG NHẬT
Có rất nhiều từ trong tiếng Nhật bạn có thể được sử dụng để xin lỗi, và chúng được sử dụng thay đổi tùy theo tình huống. Tuy nhiên, hãy tập trung vào 「ごめんなさい」 và 「すみません」. Chúng khá dễ thay thế cho nhau nhưng để giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn, thì có thể nhớ thế này, phỏng theo tiếng Anh:
Giải pháp:
-
ごめんなさい cũng tương đương với “sorry” (bạn có lỗi với ai đó)
-
すみません thì tương đương với “excuse me” (bạn thấy mình quấy rầy ai đó)
Có thể hiểu nó đơn giản và sử dụng như thế.
12. LỖI CHÀO HỎI BẰNG TIẾNG NHẬT
Lời chào phổ biến nhất ở Nhật Bản là 「こんにちは」. Tuy nhiên, khi gặp gỡ bạn bè tốt hơn nên tránh cụm từ này, vì nó là quá hình thức và câu nệ.
Giải pháp:
Bạn sẽ có cơ hội gắn kết với bạn bè tốt hơn nếu bạn sử dụng おっす để xin chào tạm biệt hoặc おつかれ/ otsukare cho tạm biệt.
13. DAKARA VÀ KARA
-
だから・から
Và một lần nữa, người học tiếng Nhật có xu hướng sử dụng だから ngay cả khi から mới cần được sử dụng. Một ví dụ đơn giản, có thể bạn đã từng nghe 「美味しいだから」.
Giải pháp:
だから thường được sử dụng với danh từ và loại tính từ な, không phải với động từ hoặc tính từ い.
14. LẠM DỤNG DESU KARA
-
~ですから
Chúng ta thường sử dụng ~ですから khi chúng ta muoons giải thích một cái gì đó, hoặc chỉ ra lý do cho điều này hoặc điều kia. Tuy nhiên, đối với hầu hết người Nhật, điều này có vẻ như bạn đang cố gắng tìm một cái cớ cho hành động của mình.
15. GỌI AI ĐÓ BẰNG “SAN”
-
~さん
Ai cũng biết 「さん」 là một hậu tố mà chúng ta thêm vào tên người khi chúng ta nói chuyện với ai đó, nhưng rất nhiều người mới học tiếng Nhật lại thêm cả ~さん vào tên của chính mình để nói về mình. Đừng bao giờ làm điều này.
16. CÁM ƠN AI ĐÓ BẰNG TIẾNG NHẬT
-
ありがとう・ありがとうございます
Vâng, sự khác biệt chính ở đây là thân mật (informal) và lịch sự (formal).
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng phiên bản thân mật (informal). Nếu bạn đang nói chuyện với ai đó trên bạn, dù là người lớn tuổi hơn hay địa vị cao hơn, bất kể bạn có gần gũi đến đâu cũng có những tình huống tốt hơn là nên sử dụng phiên bản lịch sự (formal). Ví dụ, khi bạn yêu cầu họ một ân huệ nào đó chẳng hạn.
17. KÍNH NGỮ 敬語 (FORMAL SPEECH)
Bây giờ, điều này thì ngược lại với 16 ở trên. Đừng nói chuyện với những người bạn thân của bạn bằng kính ngữ (敬語) (trừ khi bạn phải yêu cầu họ giúp đỡ bạn rất nhiều), vì điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn đang cố tránh xa họ và khiến cản trở bạn xây dựng tình bạn với họ.
18. SOREA, ARE, SOKO, ASOKO
-
それ – Sore
-
あれ – Are
-
そこ – Soko
-
あそこ – Asoko
Những từ này đều có nghĩa là đó và kia nếu bạn tìm kiếm tương đương trong tiếng Việt. Tuy nhiên, như trong nhiều thứ khác của tiếng Nhật, các sắc thái quan trọng. Nói một cách đơn giản, それ biểu thị thứ gì đó sự gần gũi với người bạn đang nói chuyện, trong khi あれ gợi ý rằng điều đó không gần gũi với một trong cả hai.
19. GIỚI TÍNH PHÙ HỢP
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ phân biệt rất cụ thể về giới tính. Tất nhiên không thể trình bày chủ đề này trong một vài dòng. Nhưng nếu không lưu ý về cách sử dụng sao cho bạn thể hiện đúng giới tính (cả cá tính) mà bạn muốn, người khác có thể hiểu lầm về chính bạn.
20. SỰ HỖN ĐỘN CỦA KANJI
Chúng ta có thể biến bài viết này thành 1.000 lỗi của học tiếng Nhật nếu mở rộng về điều này.
Vì thế!
Nếu bạn đã học tiếng Nhật trong bất kỳ khoảng thời gian nào và không có nền tảng tiếng Trung, Kanji có lẽ là một nỗi đau ở cổ đối với bạn.
21. NHỮNG TỪ KHÓ HIỂU CÓ CÙNG CÁCH PHÁT ÂM
Được rồi, điều này có thể là một chút khó khăn, nhưng bạn phải tìm ra ý nghĩa của bối cảnh hoặc tùy thuộc vào chữ Hán và ngữ điệu.
Dưới đây là một số ví dụ:
-
地震・自身 – cả hai đều là jishin
-
橋・箸・端 – tất cả đều là hoàng hashi
Tương tự như thế, có một số chữ Hán (Kanji) hoặc từ vựng có cùng cách phát âm nhưng khác nghĩa nhau. Đừng hiểu sai hoặc để người khác hiểu lầm điều bạn nói.
22. ~してもいいですか・~してもよろしいでしょうか
Cả hai về cơ bản đều có nghĩa là “tôi có thể làm điều này được không?“, tuy nhiên sự khác biệt chính là ở mức độ lịch sự. Nếu bạn đang nói chuyện với một senpai, giáo viên, giáo sư, sếp, một người lớn tuổi hơn bạn, hoặc ai đó ở trên bạn theo bất kỳ cách nào, thì rất nên sử dụng cái sau hơn là cái trước.
23. KAWAIISOU VS KAWAISOU
-
可愛いそう – Kawaiisou
-
可哀そう – Kawaisou
Khi bạn cố gắng mô tả một cái gì đó, bạn thường thêm ~ そう vào cuối tính từ い của mình. Để làm điều này, bạn cắt bỏ い và thay thế bằng そう. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây rõ ràng là ở Kanji, một lỗi phát âm nhỏ sẽ thay đổi ý nghĩa của từ, “dễ thương” lại thành “đáng thương”.
24. LẪN LỘN MORAU, AGERU, KURERU
-
もらう・あげる・くれる
Không biết bạn thế nào nhưng học được sự khác biệt giữa những điều này là một khó khăn đối với tôi. もらう có nghĩa là nhận, trong khi hai cái còn lại có nghĩa là cho.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách bạn sử dụng những thứ này, ý nghĩa có thể trở nên khá khó hiểu, ví dụ 「手伝ってくれてもいいですか。」nghĩa là đang cung cấp trợ giúp cho ai đó, vì vậy hãy chắc chắn bạn sử dụng もらう nếu bạn đang tìm kiếm sự giúp đỡ!
25. TRỢ TỪ NO
-
の
Rất nhiều người sử dụng sai 「の」. Ví dụ: sử dụng một の ở giữa một tính từ và danh từ – 「厳しいの先生」 – Kibishii no sensei – giáo viên nghiêm khắc.
Như ví dụ trên,「の」 ở đây là dư thừa và không cần phải sử dụng nó. Tại sao? Bởi vì tính từ đã trở thành bổ ngữ và thuộc về danh từ. Đó là công việc của một tính từ, để bổ nghĩa cho một danh từ. Không cần sử dụng の.
26. KIMASU VS IKIMASU
-
来ます・行きます
Cái thứ nhất có nghĩa là đến (come), trong khi cái thứ hai có nghĩa là đi (go). Trong khi chúng ta có thể nói “Can I also come with you” (tôi có thể đi cùng với bạn không) bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác, thì trong tiếng Nhật đó sẽ là sai nên bạn nên nói 「私も一緒に行ってもいいですか。」.
Trong tiếng Việt nói riêng, người mới học tiếng Nhật thường lầm lẫn giữa đi và đến, tức hướng của hành động, đặt biệt là khi kết hợp Kimasu vs Ikimasu với một số động từ khác.
27. NO DE VÀ NANO DE
-
~ので・~なので
Những ngữ pháp này có nghĩa là vì/bởi vì. Tuy nhiên, nếu nói 「終わるなので」 là sai. Bạn không sử dụng な trừ khi bạn đang sử dụng danh từ hoặc tính từ な, ví dụ 「綺麗きれいなので」, 「私の家なので」, v.v.
28. WO VÀ NI
-
を・に
Lỗi này cũng là một trong những lỗi mà nhiều bạn gặp phải khá thường xuyên. Hãy xem một ví dụ: 「バスを乗っています」 là sai, chính xác phải là 「バスに乗っています」.
29. N DA VÀ NO DESU
-
んだ・のです
Lỗi phổ biến nhất với hai ngữ pháp này là bị sử dụng lẫn lộn hình thức formal và informal. Về cơ bản bạn sẽ thấy rất nhiều người nói 「行きたいんです。」 trong khi chính xác phải là 「行きたいのです。」
30. TÍNH TỪ な VÀ TÍNH TỪ い
Một sai lầm phổ biến khác. Bạn thêm な vào cuối danh từ hoặc một nhóm tính từ nhất định để truyền đạt ý nghĩa, tuy nhiên bạn không thể làm điều này với tính từ い. Ví dụ 美しいな人・厳しいな先生 cả hai đều sai và chỉ đơn giản là dư thừa ở đây. Tuy nhiên, bạn cũng cần học thuộc thêm một số trường hợp ngoại lệ.
31. KOE GA TAKAI VÀ KOE GA OOKII – NÓI AI ĐÓ IM LẶNG
-
声が高い・声が大きい
Nhiều bạn mắc lỗi này khá thường xuyên. Mặc dù 「声が高い」 có thể dễ hiểu hơn đối với chúng ta, nhưng hãy nhớ rằng khi bạn đang cố gắng nói “Hãy đừng ồn ào!” bằng Tiếng Nhật, bạn nói 「大声出すな!」.
32. NHỮNG TỪ THAY ĐỔI NGHĨA TÙY CÁC NGỮ ĐIỆU KHÁC NHAU
Một ví dụ điển hình cho điều này là 雨・飴. Cả hai đều là Ame.
Bạn thậm chí có thể không nhận thấy sự khác biệt trong ngữ điệu.
Giải pháp? Bạn sẽ cần nghe thật nhiều để khám phá ra sự khác biệt. Hầu hết người học, mặc dù trình độ cao, vẫn mắc lỗi tiếng Nhật liên quan đến ngữ điệu.
33.Hãy cẩn thận khi nói Kimochii
-
気持ちいい
Được rồi, bây giờ bạn thực sự cần phải cẩn thận với điều này. Mặc dù cụm từ này có nghĩa là “cảm thấy rất tốt” và thực tế có thể được áp dụng cho bất kỳ bối cảnh nào, nó chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh tình dục và bạn có thể bị nhận lại ánh mắt giận dữ hoặc e ngại nếu bạn bắt đầu thông báo với thế giới 気持ちいい khi nói rằng thời tiết thực sự tốt.
Đây là một sai lầm ngượng ngùng của tiếng Nhật!
34. CÀ-RỐT VÀ CON NGƯỜI
-
人間 – Ningen – Người
-
ニンジン – Ninjin – Carrot
Âm thanh này rất giống nhau, nhưng….
Rõ ràng đây là một sai lầm khá phổ biến. Thật kỳ cục khi bạn khiến người khác lẫn lộn giữa “một người tốt” và “một củ cà rốt tuyệt vời”
35. CON GÀ VÀ KẺ QUẤY RỐI
-
チキン – chikin – gà
-
痴漢 – chikan – người làm phiền
Một lỗi phát âm tiếng Nhật khác!
Và hãy cẩn thận, để bạn không thông báo với mọi người rằng bạn thích những kẻ quấy rối! Các cách phát âm khá giống nhau, vì vậy bạn sẽ cần nhớ sự khác biệt của hai từ này!
36. KAWAII VÀ KOWAI
-
可愛い・怖い
Thêm một lỗi phát âm phổ tiếng trong tiếng Nhật.
Rất nhiều người mới bắt đầu mắc phải lỗi này. かわいい và こわい thực sự thường bắt gặp trong giao tiếp thông thường, nhưng bạn chắc chắn sẽ không muốn gọi em bé sơ sinh của sếp mình là đáng sợ, phải không?
37. LẦM LẪN GIỮA SOUJIKI VÀ OSOUSHIKI
-
掃除機 – soujiki – máy hụt bụi
-
お葬式 – osoushiki – đám tang
Lầm lẫn đám tang của ai đó với máy hút bụi có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rất căng thẳng, vì đám tang là một thời điểm vô cùng nhạy cảm nhất là ở Nhật Bản.
38. GÂY HIỂU LẦM VỚI GOCHISOU SAMA DESHITA
-
ご馳走様でした: Gochisou sama deshita
-
ご愁傷様です: Goshuushou sama deshita
Đây thậm chí là một sai lầm khủng khiếp hơn so với một số lỗi ở trên. Cái thứ nhất có nghĩa là cảm ơn vì món ăn, trong khi cái thứ hai có nghĩa là chia buồn vì sự mất mác của người khác.
39. OKOSU VÀ OKASU
-
起こす – Okosu – đánh thức ai đó
-
犯す – Okasu – xâm phạm ai đó
Một sự khác biệt rõ ràng giữa việc đánh thức ai đó dậy và quấy rối họ. Khá phổ biến, sẽ khiến bạn lúng túng và thậm chí có thể là sai lầm đáng sợ cho người vừa được thông báo rằng họ sẽ bị quấy rối vào buổi sáng!
40. LẦM LẪN GIỮA “NGỒI” VÀ “CHẠM”
-
座る – Suwaru – Ngồi
-
触る – Sawaru – Chạm
Một cặp từ khác nghe có vẻ giống nhau. Nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi mời ai đó chạm vào bạn! Phải, rất nhiều sai lầm quấy rối bạn có thể mắc phải trong tiếng Nhật nếu không để ý và cẩn thận, đúng không?.
41. PHÁT ÂM SAI “BIA” VÀ “TÒA NHÀ”
-
ビル – Biru – Tòa nhà
-
ビール – Biiru – Beer
Bạn không thể uống một tòa nhà lạnh, có thể sai lầm này không quá đáng để người khác hiểu lầm bạn, nhưng có một cách rất đơn giản, nó là phát âm đúng trường âm ee trong tiếng Nhật khi bạn muốn nói về Bia.
42. Ý NGHĨA CỦA “MANSION” TRONG TIẾNG NHẬT
-
マンション
Chà, vì từ này có trong katakana, không có gì lạ khi hầu hết chúng ta sẽ cho rằng nó có nghĩa chính xác giống như từ mansion trong tiếng Anh. Nhưng đó là một giả định sai! Vì từ mansion trong tiếng Nhật có nghĩa là một tòa nhà chung cư chứ không có nghĩa là một tòa lâu đài xa xỉ.
43. BABA & JIJI
-
ババ・ジジ
Bạn có thể thỉnh thoảng nghe ai đó gọi người khác ババ hay ジジ, nhưng không phải vì thế mà bạn dễ dàng “bắt chước”. Thực ra, bạn nên tránh gọi họ bằng những từ như trên sẽ an toàn hơn. Vì có thể nó sẽ gây khó chịu, trừ khi đề cập đến một người bạn thực sự rất thân thiết hoặc nói đằng sau lưng ai đó.
44. Ý NGHĨA CỦA TISSUE & NAPKIN
-
ティッシュ・ナプキン
Chữ tiếng Anh tương đương trong katakana thì có nghĩa là khăn giấy và khăn ăn, nhưng chúng KHÔNG giống nhau.
Giải pháp:
-
Nếu bạn cần một cái gì đó để làm sạch mũi sau khi hắt hơi, hoặc lau miệng trong khi ăn, hãy yêu cầu lấy khăn giấy : ティッシュ
-
ナプキン ở Nhật Bản được hiểu là miếng đệm thấm phụ nữ.
45. VỀ CHỮ あたたかい
-
「あたたかくない」
Vấn đề ở chỗ, rất nhiều người học đã nhầm lẫn số chữ た đặc biệt là khi nói từ あたたかい trong thì quá khứ của nó. Vâng, thưa các bạn, chỉ có hai chữ た! Không phải một, không nhiều hơn!
46. BAKA VÀ AHO
-
アホ・バカ
Cả hai từ này đều có nghĩa là ngu ngốc, ngốc nghếch và có thể được sử dụng như một lời lăng mạ cũng như một trò đùa tùy thuộc vào tình huống. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với lý lịch của người bạn đang nói chuyện, vì アホ bắt nguồn từ vùng Kansai và rõ ràng là một sự xúc phạm đối với ai đó sống ở Tokyo và ngược lại.
47. MADA & IMA DA
-
未だ・今だ
Đây chỉ đơn giản là một lỗi Kanji. 未だ/mada có nghĩa là vẫn/vẫn còn. Tuy nhiên, nhiều bạn mới học viết thành 今だ/ima da, không chỉ vì nó cùng cách phát âm nhưng còn ví có ý nghĩa tương tự nhau.
48. PHÁT ÂM CHỮ “FUINKI”
-
雰囲気ふんいき
Công bằng mà nói, đây là một sai lầm không chỉ do người mới học tiếng Nhật mà thậm chí cả người Nhật, đôi khi còn cố tình. Phát âm ふんいき khá khó khăn, và không có gì lạ khi mọi người bắt đầu nói thành ふいんき.
49. KHÁC BIỆT GIỮA ツ・シ、ン・ソ
Katakana của các chữ trên thật sự là một điều khó khăn. Nếu bạn không cẩn thận với chữ viết tay của mình, bạn có thể sẽ bị đánh vần sang một từ hoàn toàn khác, hoặc thậm chí là một từ không có ý nghĩa gì cả.
Một chút mẹo nhỏ để nhớ là thế này:
-
シ (shi) ン – bạn sẽ viết và tưởng tượng có một phương thẳng đứng phía bên trái chữ.
-
ツソ (tsu) (so) – bạn sẽ viết với phương ngang phía bên trên chữ.
50. SHITSUREI-SHIMASU
-
失礼します・失礼しました
Đây là một cụm từ có thể được sử dụng trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, hãy cố gắng sử dụng nó ít nhất là khi vào hoặc ra khỏi phòng. Bằng cách này, bạn sẽ tạo ấn tượng tốt và sẽ không có vẻ thô lỗ. Cụm từ cũng có thể được sử dụng trong thì quá khứ khi bạn mắc lỗi, hoặc va vào ai đó.
51. PHÁT ÂM SAI “SUKI”
好き có nghĩa là thích. Vì một số lý do, mọi người phát âm nó như là sookee. Và cách phát âm đúng là bạn nói như Ski.
Phải, nghĩa là bạn bỏ mất chữ u. Điều này cũng tương tự với các từ như 助ける/tasukeru có nghĩa là giúp .KHÔNG phải là tasookeru, nhưng nó được phát âm là taskeru.
52. PHÁT ÂM SAI “DESU”
Cũng tương tự như số 51, chữ u sẽ rất nhẹ nhàng. Giống như là bạn nói “dess” vậy.
Theo: Đào Duy Lập