Home / Minna no Nihongo / Ngữ pháp Minna no Nihongo – Bài 49

Ngữ pháp Minna no Nihongo – Bài 49

Ngữ pháp Minna no Nihongo – Bài 49

Học ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản theo giáo trình Minna No Nihongo I. Giáo trình Minna No Nihongo I là giá trình học tiếng Nhật cơ bản nhất cho N5, N4.

KHÁI QUÁT VỀ KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

1. Kính ngữ
Kính ngữ gồm 1 hệ thống các từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, trợ từ…), mẫu câu dùng để thể hiện sự tôn trọng, kính trọng của người nói với người nghe hoặc người ở ngôi thứ ba (người được nhắc tới trong hội thoại giữa người nói và người nghe). Về cơ bản, trong tiếng Nhật có nhiều trường hợp dùng kính ngữ khác nhau và người nói thường bày tỏ sự kính trọng của mình với người nghe (hoặc người được nhắc tới) tùy theo mối quan hệ giữa người nói với những người này. Có ba mối quan hệ chính khi sử dụng kính ngữ:
– Người nói là người ít tuổi hơn, cấp dưới hoặc là người có địa vị xã hội thấp hơn. Khi đó sẽ sử dụng kính ngữ với với những người nhiều tuổi hơn, với cấp trên hoặc với người có địa vị xã hội cao hơn mình
– Người nói không có quan hệ thân thiết với người nghe (ví dụ trong lần đầu tiên gặp gỡ)
– Căn cứ vào mối quan hệ “trong” và “ngoài”: theo mối quan hệ này, người “trong” được quan niệm là gồm những người cùng một gia đình, cùng công ty… Còn người “ngoài” là những người không cùng nhóm nêu trên. Khi người nói nhắc đến một người trong nhóm của mình với một người ngoài nhóm thì người được nói tới đó cũng được coi như ngang hàng với chính người nói dù người này có địa vị xã hội cao hơn hay nhiều tuổi hơn. Vì thế, trong trường hợp này người nói không cần dùng kính ngữ.
2. Các loại kính ngữ:
Có 3 loại chính:
– Tôn kính ngữ「尊敬語(そんけいご)」: thể hiện sự tôn trọng, tôn kính, đề cao hành vi, hành động của người nói (A) đối với người nghe (B) hoặc người được đề cập đến (C). Tuyệt đối không sử dụng cho bản thân (A) hoặc người “trong” của (A) trong trường hợp (B) là người “ngoài”
– Khiêm nhường ngữ「謙譲語(けんじょうご)」: thể hiện sự nhún nhường, khiêm tốn, hạ thấp bản thân của (A) nhằm thể hiện sự kính trọng đối với (B) hoặc (C). Tuyệt đối không sử dụng cho (B) hoặc (C) (trừ trường hợp đối với người “trong” như người trong gia đình…)
– Thể lịch sự「丁寧語(ていねいご)」: thể hiện sự lịch sự, lễ phép nên phạm vi sử dụng khá rộng, có thể sử dụng với hầu hết các đối tượng
Bài 49

Tôn Kính ngữ tiếng Nhật là 尊敬語 (そんけいご)

Kính ngữ được sử dung khi người dưới nói với người trên, ví dụ như nhân viên nói với giám đốc, học sinh nói với thầy cô giáo,..

Các cách để tạo TÔN KÍNH NGỮ

1. Dùng tiền tố 「お」 và「ご」 (viết chữ Hán đều là 御 (NGỰ)
Tiền tố 「お」 và「ご」 được sử dụng rất nhiều trong câu kính ngữ. Chữ 御 (NGỰ)) với tư cách là tiền tố được thêm vào phía trước các loại từ (danh từ, tính từ, phó từ ) và có 2 cách đọc, lúc là「お」 , lúc là「ご」 tùy theo loại từ nó ghép là từ thuần Nhật (Hòa ngữ – 和語) hay là từ gốc Hán(Hán ngữ – 漢語).

Hòa ngữ (hay còn gọi là từ Nhật chế) là những từ gốc Nhật, từ vốn có của tiếng Nhật từ xưa, còn Hán ngữ là những từ được lưu truyền từ Trung Quốc. (Thông thường cách nhận biết là Nhật ngữ là những từ 1 chữ Hán, Hán ngữ là những từ gồm 2 chữ Hán)

 

Về nguyên tắc, 「お」 sẽ đi với những từ thuần Nhật và「ご」 sẽ ghép với những từ gốc Hán. Tuy nhiên trong tiếng Nhật hàng ngày vẫn có những từ là gốc Hán nhưng vẫn đi với tiền tố 「お」 .

Ví dụ như: お洗濯する、お掃除する、お邪魔する.

Ví dụ khác:
Danh từ: お宅、お国、お子さん、ご家族、ご質問、ご気分

Tính từ: お忙しい、お元気、お上手

Phó từ: ごゆっくり、ごいっしょに、お大事に

2. Sử dụng động từ THỂ BỊ ĐỘNG

V(ら) れます

Ý nghĩa: thể hiện sự kính trọng

Cách dùng: Về hình thức, động từ thể hiện kính ngữ kiểu này có cách chia giống hệt động từ dạng bị động. Hầu hết tất cả các động từ đều có thể áp dụng được trừ động từ dạng khả năng (可能形) và một số động từ như: できます、わかります、いります

Cả nam và nữ đều sử dụng được nhưng nam giới thường sử dụng nhiều hơn. Ngoài ra, kiểu thể hiện này cũng hay được dùng trong văn viết.

Ví dụ :

社長は さっき 出おかけられました。
Giám đốc đã đi ra ngoài lúc nãy rồi ạ.

お酒をやめられたんですか。
Anh đã bỏ rượu rồi ạ?

いつ ベトナムに来られましたか。
Ngài đến Việt Nam lúc nào thế ạ?

会長は 今アメリカへ 出 張されています。
Chủ tịch đang đi công tác Mỹ

Chú ý: Tôn kính ngữ không sử dụng khi nói về hành động của người nói nên đối với câu hỏi sử dụng tôn kính ngữ thì khi trả lời không sử dụng tôn kính ngữ với hành động của mình.

A: いつ お国へ 帰られますか
Khi nào bạn về nước?
B: あさって 帰ります
Ngày kia tôi về
( あさって 帰られます。(X))

3. Biến đổi động từ dạng – MASU

おV (bỏ ます) になります

Ý nghĩa: thể hiện sự tôn kính, kính trọng (mức độ cao nhất)

Cách dùng:
– Đây là cách thể hiện rất mềm dẻo, có mức độ tôn kính cao hơn cả trường hợp sử dụng động từ dạng bị động. Cả nam và nữ đều dùng được nhưng nữ giới thường sử dụng nhiều hơn.
– Không áp dụng với động từ nhóm 3 và động từ 1 âm tiết như: 見ます、 寝ます、います…

Ví dụ:
社長は お帰りに なりました。
Giám đốc đã về rồi ạ.

新聞を お読みに なりますか。
Ngài/Bạn có đọc báo không ạ?

部長は 加藤さんを お呼びに なりました。
Trưởng phòng đã gọi chị Kato

* Chú ý: Tôn kính ngữ không sử dụng khi nói về hành động của người nói nên đối với câu hỏi sử dụng tôn kính ngữ thì khi trả lời không sử dụng tôn kính ngữ với hành động của mình.

A: 今晩何時に 山本さんに お会いに なりますか。
Tối nay mấy giờ ngài sẽ gặp chị Yamamoto?

B: 6時15分過ぎに 会います。
Tôi sẽ gặp lúc 6 giờ 15
( 6時15分過ぎに お会いになります。(×) )

4. Tôn kính ngữ đặc biệt

5. Tôn kinh ngữ Danh từ và Tính từ

5.1 Tôn kinh ngữ Danh từ

Ở cấp độ đơn vị danh từ, ngoài những kính ngữ đặc biệt đã liệt kê ở trên, có thể dung tiếp đầu ngữ「お」 và「ご」 để tạo thành kính ngữ. Tuy nhiên, cũng có danh từ không thể ghép 「お」 hay「ご」 .Ví dụ: ×お会社

かぞく ごかぞく きょうだい ごきょうだい
ちち おとうさん(~さま) あに おにいさん(~さま)
はは おかあさん(~さま) あね おねえさん(~さま)
しゅじん ごしゅじん おとうと おとうとさん(~さま)
かない おくさん(~さま) いもうと いもうとさん(~さま)
こども おこさん(~さま) このひと このかた
むすこ むすこさん/ぼっちゃん
(こどもの ばあい)
みんな みなさん (~さま)
むすめ むすめさん / おじょうさん (~さま) かいしゃのもの かいしゃのかた

Giải thích:
1) Một số danh từ chỉ chức danh như 部長、先生、社長…bản thân nó đã bao hàm ý tôn kính nên không cần thêm「さん」 ×先生さん

2) Với những danh từ chưa bao hàm ý kính trọng thì có thể thêm 「さん(さま)」 để tăng thêm ý lịch sự

客 → お客さん(さま)                二人 → お二人さん(さま)
医者 → お医者さん(さま)        花屋 →(お)花屋さん

3) Điều đặc biệt cần chú ý đó là các trường hợp nói chuyện về người trên thuộc quan hệ trong với người thuộc quan hệ ngoài. Nếu chỉ suy xét về quan hệ trên dưới thì tương đối dễ vì chỉ việc dùng các từ kính ngữ đối với người trên nhưng trong đó nếu xem xét thêm về mối quan hệ trong/ngoài thì sẽ khó hơn.

Ví dụ trường hợp người A nói chuyện với người B về người C là người trên thuộc quan hệ trong của người A sẽ như sau:
(1) Trường hợp B (Giám đốc) là người ngoài:
○ A:(わたしの)父は 明日 大阪へ 行きます/参ります(50課)
× A:(わたしの)お父さんは 明日 大阪へ いらっしゃいます。

(2) Trường hợp B (anh trai của A) là người trong:
○ A:お父さんは 明日 大阪へ いらっしゃる/行く。(行きます。)
× A:父は 明日 大阪へ 行きます/参ります。 (50課)

5.2 Tôn kính ngữ Tính từ

Cũng giống như Danh từ, có thể thêm tiền tố 「お」 và「ご」 để tạo thành kính ngữ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không dùng được. Vd: ×おいい   ×おおいしい

A-い/A-な 副詞 (Phó từ)
わかい –> ごかぞく わかく–> おわかく
いそがしい –> おいそがしい いそがしく –> おいそがしく
じょうず(な)–> おじょうず(な) じょうずに –> おじょうずに
げんき(な)–> おげんき(な) ていねいに –> ごていねいに
ひま(な)–> おひま(な) ぶじに –> ごぶじに(50課)
ていねい(な)–> ごていねい(な) ゆっくり –> ごゆっくり
しんせつ(な)–> ごしんせつ(な)

Tham khảo – Mở rộng:

おVです và おVください
(1) おVです
Ví dụ
– お呼びです => 呼んでいます
– お見えです => 来ます/来ています/来ました
– おいでです => 行きます/来ます/います
– お急ぎですか
– お帰りですよ
(2)  おV (bỏ ます) + ください  cách nói lịch sự của 「~てください」
Ví dụ
1. 待ってください => お待ちください
2. 入ってください => お入りください
3. 座ってください => お座りください
.