6 Trợ Từ tiếng Nhật mang ý nghĩa liệt kê
1. や...や (ya … ya)
Cấu trúc sử dụng là lặp lại trợ từ -ya hai lần và đều đi kèm với một danh từ để liệt kê một vài điều mà người nói mong muốn hoặc có thể nêu ra. Về căn bản, nó cũng sẽ giống với とか...とか (toka … toka) và だの...だの (dano … dano) – sẽ được nhắc đến trong bài này, thế nhưng cả hai cách này không chỉ đi kèm được với danh từ nhưng chúng còn đi kèm được cả với tính từ để liệt kê tính chất và với động từ để liệt kê hành động. Riêng や...や (ya … ya) bạn chỉ có thể sử dụng đi kèm với danh từ mà thôi.
Ví dụ:
A:昨日、誰が来てた?
B:矢田や、斉藤や、東野が来てたよ。
A:Hôm qua, có ai đến?
B:Có Yada, Saitou, Higashino và một vài người khác.
Có hai điều về -ya…ya trong ví dụ này mà bạn cần lưu ý.
1. Trợ từ -ya thực chất mang chức năng liên kết danh từ, có hai trợ từ -ya đi kèm với nhau đồng nghĩa sẽ liên kết 3 danh từ tiêu biểu mà người nói có thể nêu ra, trong ví dụ trên xuất hiện 3 cái tên mà người nói muốn nói
2. Danh sách được liệt kê với trợ từ -ya…ya không phải là danh sách đầy đủ, chỉ là danh sách tiêu biểu mà người nói có thể trình bày. Trong ví dụ trên, rõ ràng người B không thể nhớ hết tên, nên chỉ nêu ra tên của 3 người mà thôi.
Bạn xem một ví dụ khác tương tự nhé:
あの会社は、函館や、札幌や、根室に支店をもっている。
Công ty này có các chi nhánh ở Hakodate, Sapporo, Nemuro và nhiều nơi khác.
Chính vì -ya…ya liệt kê danh sách không đầy đủ nên khi dịch, bạn cũng cần hiểu chúng ta không thể bỏ qua ý “còn có những cái khác”, cụ thể như trong câu trên, sau khi liệt kê 3 địa danh tiêu biểu bạn cũng cần thêm ý “và nhiều nơi khác” để đảm bảo tính chính xác của bản dịch.
2. とか...とか (toka…toka)
toka…toka được sử dụng để liệt kê ra một số ví dụ cụ thể nào đó để minh hoạ cho điều mà người nói đang đề cập. Đi kèm với nó có thể là danh từ, động từ, tính từ. Nó khác biệt với ya…ya chỉ có thể đi kèm với danh từ mà thôi.
Điều đáng nói với toka…toka là nó được sử dụng trong văn nói tiếng Nhật và không nhất thiết theo sau phải là thể phủ định, sỡ dĩ nói điều này vì sau này bạn sẽ được nhắc đến một điểm ngữ pháp mang ý nghĩa liệt kê khác là のだ...のだ (noda…noda) luôn đòi hỏi thể phủ định theo sau.
Ví dụ:
A:東京の天気よかった?
B:そうね、小雨とか、曇りとか、天気は悪かったわ。
A:Thời tiết Tokyo ổn chứ?
B:À, có mưa phùn, mây mù…nói chung thời tiết xấu lắm.
Ví dụ trên người B đang liệt kê ra một vài yếu tố để minh hoạ cho ý muốn nói là thời tiết Tokyo không tốt. Và lưu ý, người nói còn ngầm ý là có thêm nhiều yếu tố khác nữa nhưng chưa nói hết ra.
Ví dụ:
A:昨日のパーティー、どんな料理だった。
B:いろいろあったわよ。おすしとか、てんぷらとか、さしみとか、けっこうおいしかったわよ。
A:Bữa tiệc hôm qua đồ ăn thế nào?
B:Nhiều món lắm. Có Sushi, Tempura, Sashimi và nhiều món khác, nói chung là ngon.
Trong ví dụ trên, toka được sử dụng để liệt kê ra một vài món ăn nhằm minh hoạ cho ý người nói là món ăn hôm qua rất phong phú và ngon. Ở đây, toka được sử dụng phải 2 lần nhưng đến 3 lần hoặc đôi lúc 4 lần…tuỳ vào mức minh hoạ người nói.
Lưu ý:
Những người trẻ chỉ thường sử dụng toka một lần duy nhất để ví dụ về một danh sách được hiểu ngầm nào đó. Giả sử A rủ B đi ăn và uống gì đó, có thể là bia, rượu, trà…và người A chỉ cần nói:
A:おちゃとか飲む?
Hoặc nói:
A:おちゃなんか飲む?
B:いいね。そうしよう。
A:Uống trà hay uống gì đó không?
B:Ừ được, đi thôi.
Thêm một lưu ý nữa, người trẻ cũng thường dùng なんか (nanka) thay thếcho toka như cách nói nêu trên.
3. だの...だの (dano…dano)
dano…dano được sử dụng để đưa ra một vài ví dụ cụ thể nào đó dẫn chứng cho điều người nói đang diễn đạt. Nó thường được sử dụng trong văn nói, và có 2 điều lưu ý để thấy sự khác biệt của dano…dano so với những điểm đã đề cập trước là.
Thứ nhất, dano…dano thường đưa ra ví dụ mang khuynh hướng tiêu cực, người nói thường khó chịu hay bực bội điều gì đó.
Thứ hai, dano…dano đòi hỏi thể phủ định theo sau.
Ví dụ:
母:また野菜食べてないじゃない。おいしくさいだの、いやだのなんて言わないで、食べないとだめよ。
息子:食べるよ、いやだけど。
Mẹ:Con lại không ăn rau à. Đừng nói là “không ngon” hay “ăn không được” này nọ nhé! Phải ăn rau vào!
Con:Ăn thì con ăn. Đã không ăn được mà….
Trong ví dụ trên, bạn đã thấy rõ 2 điểm lưu ý với dano…dano phải không. Đi với phủ định và ý nghĩa tiêu cực (mẹ bực bội con vì không ăn rau).
Ví dụ:
不景気だの、倒産だの、リストラだの、いいニュースは一つもないですね。
Nào ra suy thoái, phá sản, tái cơ cấu…đến một tin tốt cũng không có!
4. など (nado)
など (nado) được sử dụng để đưa ra một số ví dụ có chung một tính chất nhất định nào đó. Thông thường danh sách các ví dụ đưa ra sẽ đi kèm với や (ya) hoặc とか (toka) sau đó など (nado) sẽ đặt cuối cùng. Không nhất thiết など phải đi kèm với một danh sách ví dụ nào đó, nó cũng có thể đứng một mình để đưa ra một đại diện nào đó có tính chất biểu trưng.
Khi -nado đi kèm với -ya
A:ジョンって、いろんな言語できるんですってね。
B:そう、英語や、フランス語や、ドイツ語や、スペイン語や、ロシアなどもしゃべるらしいよ。
A:Nghe đâu anh John có thể nói được nhiều thứ tiếng lắm.
B:Ờ, hình như là nói được tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và những thứ tiếng khác nữa.
Khi -nado đi kèm với -toka
A:ヨーロッパでは、どんな国にいらっしゃいましたか?
B:そうですね、フランスとか、イギリスとか、スイスとか、イタリアとか、オランダなど、いろいろな国に行きました。
A:Ở Châu Âu anh đã đi đến những quốc gia nào?
B:À, tôi đã đến các quốc gia như là Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Ý, Hà Lan và nhiều quốc gia khác.
-Nado có thể đi một mình để đưa ra một đại diện đặc trưng.
A:おさけは何がすきですか?
B:ジンなどがいいですね。
A:Anh thích loại rượu nào?
B:Gin, nó rất ngon.
(loại rượu tôi thích đại loại như là Gin)
5. なんか (nanka)
なんか (nanka) được sử dụng trong văn nói giao tiếp và ít lịch sự hơn など, có thể được sử dụng trong những bối cảnh thân mật hơn giữa người nói và người nghe (bạn bè chẳng hạn). なんか (nanka) được sử dụng để đưa ra một ví dụ hoặc một đề xuất nào đó mà người nói muốn nhắc đến, nó có thể đứng một mình với một danh từ mà không cần có một danh sách dài các ví dụ như những mẫu đã nói trước.
Ví dụ:
A:今日、何を食べましょうか?
B:そうね、久しぶりで、ハンバーグなんかどう?
A:Hôm nay đi ăn gì đó không?
B:Ừ nhỉ, lâu rồi không gặp, Hamburger thì thế nào?
Ví dụ trên, người B đưa ra một đề xuất nào đó và không nhất thiết người nghe phải bị áp đặt, đó chỉ là đề xuất gợi ý để cả hai cùng bổ sung vào đó những thứ khác mà mình muốn.
Ví dụ:
A:このごろ、太ってしまった。医者に何か運動するように、言われたんだけど、何がいいだろうかね。
B:そうですね。テニスなんかいいじゃないですか。
A:Dạo gần đây tớ béo hẳn lên, bác sĩ đã dặn phải vận động, không biết nên thế nào nữa?
B:Ờ, chơi Tennis cũng được đó?
6. に (ni)
Có thể bạn quen thuộc trợ từ に với những chức năng khác (chỉ nơi chốn, mục đích, thời gian…) nhưng ít khi nghe đến trợ từ に trong ý nghĩa liệt kê. Thực ra đây cũng là một chức năng của に (ni). に (ni) cũng được sử dụng để liệt kê ra một danh sách đầy đủ (không phải chỉ đưa ra vài thứ đại diện hay làm ví dụ), nhưng trừ khi nó đi chung với など (nado). に (ni) trong ý nghĩa liệt kê được sử dụng như một cách dùng lịch sự hơn cả や (ya), とか (toka), だの (dano) đã nói ở trước. Một vài ví dụ:
Khi không có など (nado), に (ni) liệt kê một danh sách đầy đủ:
(trong trường hợp này, xét về bản chất, đó chính là trợ từ ni được sử dụng nhiều lần đóng vai trò bổ trợ ý nghĩa cho điều được liệt kê)
Ví dụ:
日本の古いの絵には、梅にうぐいす、竹に虎を描いたものが多いです。
Trong những tranh vẽ cổ Nhật Bản, thường có nhiều hình vẽ chim sơn ca và cây mận, con hổ với bụi tre.
Khi đi chung với など (nado), に (ni) liệt những ví dụ đại diện (như một thể lịch sự)
A:日本では、お正月に、どんな食べ物を用意するんですか?
B:家庭によっていろいろですが、一般的には、年越しそばに、お雑煮に、おせち料理などですね。
A:Ở Nhật, vào ngày Tết, người ta thường chuẩn bị những món ăn gì?
B:Tuỳ vào mỗi gia đình mà có rất nhiều món đa dạng, nhưng thông thường là các món như Tokoshi-soba (mì cuối năm), Ozouni (súp năm mới), Osechi-ryouri (các món trong bữa ăn năm mới)…
Xem thêm:
1500 Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật đầy đủ PDF
Tổng hợp Kanji N4