Các loại từ trong ngữ pháp tiếng Nhật
Trong các mẫu ngữ pháp, các bạn sẽ bắt gặp các loại từ/cụm từ sau đây:
N: Danh từ, ví dụ 美人 bijin = mỹ nhân, người đẹp
A: Tính từ, mà tính từ tiếng Nhật thì gồm 2 loại:
(A1) A-い = A-“i” là tính từ đuôi “i”
ví dụ 面白い omoshiroi (thú vị)
(A2) A-な = A-“na” là tính từ đuôi “na”,
ví dụ 正確な seikaku-na (chính xác)
Để tạo một cụm danh từ thì có thể dùng: A(い)きN
Ví dụ: 根拠ない楽観 => 根拠なき楽観
Cách nói này tạo ra sự nhấn mạnh như là một danh từ thay vì “danh từ + bổ ngữ”.
Chú ý là “i” sẽ chuyển thành “ki” và sau đó bao giờ cũng phải có danh từ.
V: Động từ, tuy nhiên là động từ sẽ chia ra các dạng sau:
Vる = V-ru: Dạng nguyên dạng, chú ý là ký hiệu này là đại diện mà thôi vì có những động từ sẽ kết thúc là “mu”, “nu”, “tsu”, “ku”,… như 読む、付く… Viết đầy đủ thì sẽ phải là Vる/Vむ/Vく/….
Có thể ký hiệu chung là Vdic. (Động từ dạng từ điển).
Vない = V-nai: Phủ định của V-ru, ví dụ: 食べない tabenai, 飲まない nomanai
V(ない) = V(nai): V-nai mà bỏ “nai”, ví dụ 食べ tabe, 飲ま noma.
Chú ý là động từ 1 đoạn (nhóm 1) thì V(nai) và V(masu) là như nhau.
Vます = V-masu: Dạng “masu”, ví dụ 食べます、飲みます。
Đây là dạng lịch sự của động từ nguyên dạng.
V(ます) = V(masu) = Dạng V-masu mà bỏ “masu”, ví dụ 食べ “tabe”, 飲み “nomi”
Vた = V-ta: Động từ ở dạng quá khứ (dạng thông thường không lịch sự). Dạng lịch sự của V-ta là V-mashita.
Vて = V-te: Động từ ở dạng “te/de”, là (1) dạng sai khiến (“hãy làm gì đó”) hay (2) dạng kết nối (để nối các phần trong một câu).
Chú ý Vて cũng là ký hiệu đại diện vì tùy đuôi động từ mà là Vて hay Vで.
Viết đầy đủ thì phải là Vて/Vで.
Vおう = V-ou (hay có thể ký hiệu Vよう = V-you): Dạng diễn tả ý chí (định làm gì, muốn làm gì, cố làm gì).
Tùy theo động từ là nhóm 1 (1 đoạn) hay nhóm 2 (5 đoạn) mà chia khác nhau:
食べる => 食べよう, 変える => 変えよう (nhóm 1: bỏ “ru” thêm “you”)
飲む => 飲もう、帰る => 帰ろう (nhóm 2: bỏ “u” cuối, thêm “ou”, ví dụ “mu” => “mou”)
Ở trên là các dạng động từ phân theo chức năng ngữ pháp. Ngoài ra còn có:
Vました = V-mashita: Quá khứ của V-masu.
Vません = V-masen: Phủ định của V-masu.
Vなかった = V-nakatta: Phủ định của V-nai.
Vたい = V-tai: Muốn V (muốn làm gì đó),….
VN: Danh động từ
Danh động từ là từ có chức năng ngữ pháp là danh từ nhưng diễn tả một hành động,
ví dụ: 実現 (thực hiện), 希望 (mong muốn, hi vọng),…
Khi thêm “suru” thì VN sẽ thành động từ:
実現する:Thực hiện, được thực hiện
希望する:Mong muốn
Bảng chia động từ tiếng Nhật cho động từ nhóm 1 (ngũ đoạn động từ, godan doushi hay 五段動詞) và cho động từ nhóm 2 (nhất đoạn động từ, ichidan doushi hay 一段動詞) với các dạng như nguyên dạng, masu-form, te-form (de-form), bị động (ukemi), sai khiến (shieki),…
Xem thêm:
10 Ngữ pháp tiếng Nhật nói nguyện vọng, mong muốn
Ngữ pháp tiếng Nhật dùng đễ Nhờ Vả, Đề Nghị