Home / Văn hóa Nhật Bản / (Dịch) Văn hóa chào trước và sau bữa ăn của người Nhật

(Dịch) Văn hóa chào trước và sau bữa ăn của người Nhật

「いただきます」と「ごちそうさま」
CHÀO HỎI TRƯỚC VÀ SAU BỮA ĂN

日本では食事前に手を合わせて「いただきます」、食事後に「ごちそうさま」と言います。日本国内に住んでいる人ではないと 、ときどきその国の人に不思議に思われることもあります。例えば、私が以前、中国やウクライナで手を合わせて「いただきます」と言ったところ、「あなたはキリスト教徒ですか?」と聞かれました。多くの日本人がこの挨拶をしますが、キリスト教徒だからではありません。
Tại Nhật, người Nhật thường chắp hai tay nói Itadakimasu trước khi ăn và nói Gochisosama khi kết thúc bữa ăn. Khi bạn làm vậy tại một số quốc gia khác đôi khi sẽ bắt gặp ánh mắt lạ lẫm hướng về phía mình. Tôi đã từng có trải nghiệm như vậy. Đó là khi ở Trung quốc và Ukraine, mọi người đã hỏi tôi có phải theo đạo Thiên Chúa hay không? Tất nhiên hai câu nói này không liên quan gì đến tín ngưỡng cả, đó chỉ là một phần của nền văn hoá Nhật Bản.

確かにキリスト教徒も食事の前にお祈りをします。しかし、日本の「いただきます」の意味とキリスト教の人のお祈りの意味は異なります。日本の「いただきます」は、「もらう」を意味する「いただく」から派生した言葉です。この対象に定説はありませんが、食べ物と食べ物を作った人に感謝していると考えている人は少なくありません。犠牲になった命を「いただく」ということです。
Người theo đạo Thiên Chúa thường cầu nguyện trước mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ý nghĩa của Itadakimasu đối với người Nhật lại không liên quan đến tín ngưỡng như cách mà người Thiên chúa giáo cầu nguyện trước bữa ăn. Trong tiếng Nhật, Itadakimasu là thể kính ngữ của もらう, có nghĩa là “nhận”, thường dùng khi nhận được món đồ gì từ ai đó. Có nhiều người cho rằng Itadakimasu được nói trước bữa ăn là cách thể hiện sự trân trọng của bạn khi nhận được món ăn cũng như tỏ lòng biết ơn đến người nấu bữa ăn đó. Và cũng có nghĩa bạn “nhận” được sinh mệnh của các rau, quả hay thịt cá đã trở thành nguyên liệu cho món ăn nữa.

一方、キリスト教の食事前のお祈りは、神様に対して感謝しております。日本の「いただきます」は食べ物とそれを作った人に対して感謝しているので、対象が違いますね。他にも、食事前にドイツではGuten Appetit!、フランスではBon appétit”!、スペインではBuen provecho! 、イタリアではBuon appetito!と言います。いずれも「良い食事を!」という意味で、日本の「いただきます」とは意味が異なります。英語には食事の前に挨拶は言いません。Let‘s eat!と言うことはあります。ベトナムでも食事の前の挨拶がありますが、目下の者から目上の者への尊敬の念を込めた呼びかけです。
Trong đạo Thiên Chúa, hành động cầu nguyện trước bữa ăn là để tỏ lòng biết ơn đến Chúa đã ban cho họ đồ ăn, thức uống. Còn với người Nhật nói Itadakimasu là để bày tỏ lòng biết ơn đến người nấu món ăn đó và trân trọng món ăn mà họ nhận được. Đó chính là điểm khác biệt. Tại một số quốc gia khác trên thế giới, trước bữa ăn người ta cũng có những câu nói tương tự như Itadakimasu. Ví dụ tại Đức sẽ là “Guten Appetit”, tại Pháp là “Bon appétit”, tại Tây Ban Nha là “Buen provecho”, tại Ý là “Buon appetito”, và những cách nói này có ý nghĩa tương đối giống nhau là “hãy cùng thưởng thức bữa ăn”. Điều này khác với ý nghĩa “xin nhận” của Nhật Bản. Ở Anh, người ta không mời trước bữa ăn mà chỉ nói “ăn thôi”.
Việt nam cũng có những câu nói tương tự như “con mời bố mẹ ăn cơm!”, để thể hiện sự kính trọng, xin phép được bắt đầu bữa ăn của người dưới đối với người trên, con cái thể hiện lòng kính trọng đến ông bà, bố mẹ.

ところで、食事後に日本人が言う「ごちそうさま」は「ご馳走様」と書きます。「馳」も「走」も「はしる」という意味です。昔は食べ物が簡単に入手できませんでした。そのため、お客さんに食事を出すため、馬を走らせたり、狩に行く必要がありました。「ごちそうさま」には、食事を用意するために走った人、つまり食事を用意してくれた人に対する感謝の意味があります。世界では、食べ終わったら黙って席を立つことが多いですが、日本人は食べ終わった後にもう一度感謝します。ベトナムも食事の後に挨拶がありますが、食事の前と同様、目上の方への尊敬の念を込めた挨拶です。
Còn Gochisosama, được dùng để nói sau bữa ăn lại có ý nghĩa khác. Có lẽ ngay cả với những bạn đã học tiếng Nhật khá lâu thì cũng chưa nhìn thấy chữ Hán của Gochisosama nhiều, mà chỉ thường biết đến chữ Hiragana. Khi viết Gochisosama ra chữ Hán, sẽ có chữ 馳 và 走 đều có nghĩa là chạy (tẩu). Ngày xưa để có được một bữa ăn thì không dễ dàng gì, mà phải lên ngựa, đi săn bắn để có được nguyên liệu nấu ăn. Vì vậy sau bữa ăn, người khách sẽ thể hiện lòng biết ơn đến người đã vất vả tìm được nguyên liệu và chuẩn bị để có được bữa ăn ngon này. Trên thế giới, sau khi ăn xong đa phần mọi người sẽ im lặng đứng lên, nhưng người Nhật sẽ cảm tạ một lần nữa sau khi kết thúc bữa ăn.
Ở Việt Nam, sau khi ăn xong người Việt nam cũng có câu nói tương tự như trước bữa ăn nhưng với ý nghĩa là đã ăn xong và xin phép dừng bữa trước để thể hiện lòng kính trọng đến người xung quanh.

皆さんは食事の時に「いただきます」と「ごちそうさま」を言っていますか?食べ物やそれを作った人に感謝をして食べると、もっと食べ物が美味しく感じるかもしれません。今日から大きな声で言ってみましょう。「いただきます!」「ごちそうさま!」
Mỗi nền văn hoá lại có sự thể hiện khác nhau nhất là trong văn hoá ẩm thực. Bạn có nói Itadakimasu và Gochisosama khi ăn không? Nếu thể hiện sự biết ơn đối với người đã nấu cho mình bữa ăn đó, cũng có thể sau này họ sẽ làm ngon hơn đó. Vậy là hôm nay các bạn đã biết không chỉ cách dùng mà cả ý nghĩa của Itadakimasu và Gochisosama. Vậy từ nay hãy nói to rõ ràng Itadakimasu và Gochisosama khi dùng cơm với người Nhật nhé!

Xem thêm:
Cách chào hỏi của người Nhật
(Dịch) Văn mẫu bằng tiếng Nhật dùng trong việc xin tăng ca