Cơm nắm Onigiri – Cách làm cơm nắm Nhật Bản (Onigiri)
Cơm nắm Onigiri được xem là một trong những món ăn phổ biến nhất của người Nhật không chỉ ngon, tiện dụng mà nó còn được thưởng thức một cách đặc sắc.
Onigiri (お握り) là cơm nắm của người Nhật hay nói nôm na là cơm được nắm thành những hình dáng thuận tiện cho việc mang đi. Bên cạnh tên gọi “Onigiri” xuất phát từ động từ “nigiru” – tức “nắm” hoặc “nắn” trong tiếng Nhật, nó còn có một tên gọi khác là “Omusubi”.
Nguồn gốc Onigiri
Tên gọi onigiri bắt đầu từ thời kỳ Nara (710-794). Từ đó, người Nhật đã bắt đầu mang theo onigiri trong các chuyến đi chơi của mình. Đến thời kỳ Kamakura (1185-1333), các võ sĩ Nhật (samurai) đi ra chiến trường. Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên, người ta không dùng tảo biển để bao cơm nắm.
Đến thời kỳ Edo (1603-1868), người ta bắt đầu dùng tảo biển khô bao quanh onigiri và sau đó bắt đầu làm cơm hộp với onigiri làm thành phần chính. Onigiri có rất nhiều hình dáng khác nhau tùy vào người làm ra chúng, phổ biến nhất là hình tam giác hoặc hình tròn. Onigiri ngon được làm bằng tay tuy nhiên người Nhật sẽ không thích nếu nó được nắm quá chặt.
Các cuộc cách mạng nông nghiệp đã giúp sản lượng lúa gạo tại Nhật tăng chóng mặt, nhờ vậy gạo càng giữ vị trí quan trọng hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Nhật.
Cũng vì lí do đó những sản phẩm từ gạo lại phát triển hơn bao giờ hết đặc biệt là Cơm nắm Onigiri và cơm hộp Bento.
Cách làm cơm nắm Onigiri kiểu Nhật
1. Onigiri truyền thống
Onigini truyền thống có hình tam giác, hình tròn và hình bầu dục.
Nguyên liệu: Cơm, càng dẻo càng ngon
Cách làm:
– Lấy khoảng 2 thìa cơm để vào lòng tay trái.
– Nhẹ nhàng dùng tay phải tạo dáng cho cơm
– Xoay cơm đều tay bạn sẽ có hình tròn
– Gập tay phải thành hình chóp tam giác để nắm cơm thành hình tam giác
– Lăn đều nắm cơm trong tay để có hình bầu dục.
2. Onigiri bao bọc bởi lá rong biển
Nguyên liệu:
– 1 nắm cơm hình tam giác
– 1 chiếc lá rong biển hình chữ nhật
Cách làm:
– Đặt nắm cơm vào giữa lá rong biển.
– Gấp phần dưới của lá rong biển lên.
– Gấp tiếp các cạnh của lá rong biển theo cạnh của hình tam giác.
– Dùng dầu vừng quết lên mép lá rong biển để dính chặt lại với nhau.
3. Onigini che chở cho nhân bên trong
Nguyên liệu:
– Cơm dẻo
– Nhân bên trong theo kiểu truyền thống thì dùng củ cải muối, cá hồi muối hay thực phẩm muối chua khác. – Ngày nay, nhân bên trong đã được biến tấu với nhiều hương vị khác nhau, có thể dùng thịt băm, rau, xúc xích,….
– Lá rong biển
Cách làm:
– Nặn nắm cơm như hình cái cốc nhỏ có một khoang nhỏ để đựng nhân.
– Cho nhân vào bên trong.
– Đặt nắm cơm trên tay trái, dùng tay phải tạo hình sao cho cơm bao phủ được kín phần nhân.
– Dùng dập lỗ hình tròn, hình sao hay bất cứ hình nào thích dập những lỗ nhỏ trên lá rong biển.
– Phết qua 1 lớp dầu vừng trên lá rồi dán vào miếng cơm hoặc bọc lại như loại thứ 2.
Xem thêm:
Từ vựng tiếng Nhật trên bao bì thực phẩm
Từ vựng tiếng Nhật ngành chế biến thực phẩm